LƯU Ý: Giá trên web hiện là giá bán lẻ tham khảo. Khách hàng có nhu cầu mua sỉ/số lượng lớn xin vui lòng liên hệ số hotline: 0932596879 (Miss Liên)
ĐỊA CHỈ MUA HẠT TIÊU RỪNG HẠT MÀNG TANG
- Trụ sở chính: Tân Điền, Long Thượng, Cần Giuộc, Long An
- Cửa Hàng Chợ Bình Tây: Gia Vị Kim Nga số 38 Cao Văn Lầu, Phường 1, Quận 6, Tp Hồ Chí Minh
MÔ TẢ VỀ CÂY TIÊU RỪNG:
Còn gọi là Tất Trừng Già tên này được thường dùng trong đông y.
Tên khoa học Litsea cubeba ( Lour) Pers.
Bạn đang xem: HẠT TIÊU RỪNG HẠT MÀNG TANG
Thuộc họ Long Não Lauraceae
– Cây tiêu rừng hay còn gọi là màng tang, có chiều cao trưởng thành từ 5m đến 7m. Là loại cây thân gỗ, cho hạt có tinh dầu phối trộn giữa sả và chanh. Cây được trồng nhiều ở Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc.
Lá mọc so le hình mác, mép nguyên có cuống ngắn, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu tro trắng, vò có mùi thơm mát của sả. Hoa khác gốc màu trắng. Quả nhỏ lúc non có màu xanh, khi chín có màu đen như hồ tiêu.
– Hạt tiêu rừng có độ lớn tương đương với hạt tiêu, nên được gọi là hạt tiêu rừng. Tinh dầu của loại hạt này cho mùi hương khá dễ chịu và thư giãn.
Thành phần hoá học của hạt tiêu rừng:
Quả chứa 2-6% tinh dầu. Một số địa phương có thể cho lượng tinh dầu cao từ 10-15%. Tinh dầu có màu vàng nhạt, có tỉ trọng 1,47-1,48. Thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm 70-90% Xitral. Ngoài ra còn có Metylheptenon. Bã sau khi cất tinh dầu có chứa 38% chất dầu béo ( theo Trung Quốc Kinh Tế Thực Vật Chí 1961 tại trang 1338 và trang 753)
Vỏ rễ chưa 0.2% – 1,2% tinh dầu, thành phần chủ yếu là Xitral và Xitronellol.
Lá chứa 0.2%-0.4% tinh dầu. Thành phần tinh dầu trong lá chủ yếu chứa 20-35% là Xineol, ngoài ra còn chứa các hợp chất andehyt khoảng 6-22%, ancol 20-25%.
Hoa của cây Màng Tang cũng chứa một lượng ít tinh dầu chủ yếu là hợp chất andehyt.
THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN HẠT TIÊU RỪNG:
– Cây mọc hoang dại ở các vùng núi cao lạnh hay mát như Lai Châu, Lào Cai,Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang. Từ những năm 80 trở lại đây dân bắt đầu thu hoạch để chưng cất tinh dầu, một số nơi cũng khởi sự trồng thành vùng nguyên liệu để đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Hiện nay có Hợp Tác Xã Cát Cát từ Bản Cát Cát – Sa Pa do Má A Nủ làm chủ nhiệm chưng cất và phát triển các dòng sản phẩm tinh dầu trong đó có tinh dầu Màng Tang được chưng cất từng hạt tiêu rừng.
Ngoài ra có Hợp Tác Xã Mường Kim của Vương A Sưởng ở Mường Kim, Huyện Bát Xát, Lào Cai cũng chưng cất các loại tinh dầu có nguồn gốc địa phương giúp đồng bào có thêm thu nhập. Màng tang được ba con thu hái khi sắp chín, lúc có tinh dầu cao nhất, mang về cung cấp cho HTX để sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng.
– Cây thường ra hoa vào mùa xuân hè. Thời gian thu hái vào khoảng tháng 7-8 đối với Tây Nguyên và vào tháng 4-6 với vùng núi trung du Tây Bắc.
– Tiêu rừng được hái cả cành, sau đó tách quả và nhặt sạch cuộng rồi phơi khô.
– Để làm thuốc người ta hái trái để cất tinh dầu, ngoài ra còn dùng đến rễ, rễ được đào về rửa sạch, thái mỏng phơi hoặc sấy rồi bảo quản dùng dần.
BẢO QUẢN HẠT TIÊU RỪNG:
Hạt tiêu sau khi thu hái ở trên núi về thì cho ra sân sạch hoặc phơi trên giàn phơi tránh tiếp xúc tuyệt đối với nền đất và gia súc gia cầm. Hạt tiêu phơi đủ nắng để đạt được độ khô tốt nhất. Nếu sấy thì với nhiệt độ thấp từ 50-60 độ C, để tinh dầu không bị bốc hơi với nhiệt độ cao.
Tốt nhất là phơi nắng trong nhà màng có giàn phơi cách đất là tốt nhất.
Sau khi hạt tiêu được phơi khô đạt yêu cầu thì cho vào bao có túi nilon bên trong để bảo quản nhầm tránh những mầm bệnh và không khí ẩm xâm nhập làm hạt tiêu nhiễm côn trùng cắn phá hoặc ẩm mốc làm suy giảm chất lượng nông sản.
Bảo quản kho khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
CÔNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG HẠT TIÊU RỪNG:
– Hạt tiêu rừng thường được dùng làm gia vị cho các món nướng như thịt, cá.
Xem thêm : Bật mí 5 cách nấu chè cốm thơm lừng, ngon chuẩn vị Hà thành
– Hạt còn là nguyên liệu để xông hơi, nấu nước tắm giúp thư giãn và giải trừ cảm phong…
– Người Tây Nguyên thường lấy hạt tiêu rừng để ngâm rượu xoa bóp, chiết xuất tinh dầu và dùng làm gia vị.
– Theo Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam của Giáo Sư Đỗ Tất Lợi – 2006 trang 416-417 thì Quả Màng Tang là một nguyên liệu chưng cất tinh dầu làm nguồn Xitrala dùng trong nước và phục vụ nhu cầu Xuất Khẩu sang chủ yếu Trung Quốc.
Người ta dùng quả và rễ để chữa đau bụng, không tiêu, chữa nhức đầu và còn dùng chữa rắn cắn.
Xông hơi giải cảm bằng hạt tiêu rừng
Từ xưa việc xông giải cảm khi mắc mưa, cảm lạnh, sổ mũi… là một trong những cách mà ông bà thường ứng dụng, tuy rằng ngày nay khoa học và y học phát triển với nhiều liệu trình trị cảm lạnh, cảm cúm nhưng Xông giải cảm vẫn được thừa nhận là một trong những cách làm hiệu quả.
Trong nhiều nguyên liệu được dùng trong việc xông giải cảm thì Hạt Tiêu Rừng là một trong những sự lựa chọn có hiệu quả hỗ trợ điều trị kết quả tốt.
Nguyên liệu gồm:
Hạt Tiêu Rừng ( Hạt Màng Tang)
Gừng Tươi.
Cho gừng tươi sắc lát và hạt tiêu vào nồi đun sôi. Nếu có thêm các loại lá sả, chanh, bưởi, hương nhu nữa thì sẽ tăng thêm hiệu quả trong việc Xông giải cảm.
Chọn 2-3 viên đá cuội lớn bằng nắm tay hoặc 2 viên gạch thẻ. Nướng nóng đá hoặc gạch sẳn trong lúc đun sôi nước xông.
Xông trong phòng kín hoặc trùm mền.
Thời gian xông từ 10 – 15 phút mỗi lần. Mỗi ngày 1 lần. Khi xong được nữa thời gian thì cho đá hoặc gạch đã nướng vào để nướng nóng và đủ hơi xông.
Hạt Tiêu có tinh dầu Metyl và Xitral giúp giải cảm, sát khuẩn đường hô hấp, làm sạch biểu bì da giúp thông thoáng lỗ chân lông.
Gừng có tính ấm, vị cay có tác dụng tán hàn khí, giữ ấm cơ thể ở nhiệt độ cân bằng, giải độc và tiêu đàm.
CÁC MÓN ĂN DÙNG HẠT TIÊU RỪNG
Muối Tiêu Rừng
Hạt tiêu rừng có mùi thơm của sả và mùi của chanh. Sự kết hợp này làm nên mùi dễ chịu.
Đối với đồng bào H’Mong tại Sa Pa Lào Cai, cũng như nhiều đồng bào ở nhiều sắc tộc vùng núi Tây Bắc thì ngoài việc dùng hạt tiêu rừng để xông giải cảm thì bà con cũng dùng Hạt Tiêu này như một loại gia vị chế biến nhiều món ăn.
Muối tiêu rừng là một món chấm dân giả và dễ làm của đồng bào nơi đây.
Nguyên Liệu:
Xem thêm : Cầu Kỳ Và Tinh Tế – Đặc Trưng Các Món Bánh Châu Á
Hạt tiêu rừng
Muối
Mì chính
Ớt
Tỏi
Cách chế biến:
Muối được rang trên bếp đến khi hạt muối nảy lên, khô giòn, thường thì dùng muối hạt sẽ ngon hơn muối I od. Hoặc muối hầm nhuyễn cũng phù hợp.
Khi muối rang đạt độ giòn nảy thì cho tiêu vào rang thêm đến thơm mùi thì cho mì chính vào đảo lên rồi ngưng lửa, tiếp tục đảo cho nguội. Ớt và Tỏi nước lên để ớt thơm mà ít cay hăng đi, Tỏi cũng giảm đi mùi hăng mà thơm khác biệt.
Giống như chúng ta ăn tỏi trực tiếp còn sống thì khó ăn vì mùi cay hăng, nhưng khi phi tỏi thơm qua dầu hoặc đã nấu qua nhiệt thì nhiều người lại dễ dàng ăn được.
Cho muối đã rang với tiêu ra cối, thêm ớt tỏi đâm giậm thì chúng ta đã có món muối chấm hạt tiêu rừng thơm ngon với hương thơm của sả, chanh, cay của ớt, thơm của tỏi. Đối với thức chấm này có thể ăn với cơm nóng, hoặc chấm các loại thịt nướng, cá nướng, thịt luộc. Nhớ cho thêm một ít nước cốt chanh sẽ thơm ngon hơn khi sử dụng.
Gà Nướng Tiêu Rừng
Trong những dịp đi khai thác, tìm kiếm vùng nguyên liệu để chọn được nguồn đầu vào chất lượng, cũng là dịp để đội ngủ cán bộ trong bộ phận admin thu mua tiếp cận được thực tế cây cối, cách thu hái, sơ chế nguyên liệu và đời sống đồng bào, nông dân nơi đó.
Một lần công tác tại Huyện Bát Xát Lào Cai để hướng dẫn bà con cách phơi sấy hạt tiêu rừng được thu hái bởi đồng bào thiểu số nơi đây, được đồng bào thiết đãi món Gà Nướng Hạt Tiêu Rừng vô cùng thơm ngon lạ miệng.
Gà thả vườn trên nương săn chắt thịt, dai vừa mà ngọt thịt, được nướng chung với gia vị núi rừng nơi đây khiến những người ăn lần đầu cảm thấy rất thú vị.
Nguyên liêu làm Gà Nướng Tiêu Rừng gồm gà vườn làm sạch 1 con. Muối, Hạt Tiêu Rừng, Ớt, Tỏi, Chanh.
Trước tiên là chế biến muối hạt tiêu rừng. ( Đã Hướng Dẫn Phía Trên)
Một phần muối được ướp vào trong ngoài của gà trong 60 phút. Phần còn lại thì vắt thêm chanh làm muối chấm để dùng chấm gà.
Gà sau khi ướp xong thì nướng trên than hoa.
Vo nếp sạch cho vào chong, hoặc sửng đồ xôi.
Gà nướng chín thì chặt ra từng miến vừa ăn hoặc xé phay miếng to. Ăn kèm với xôi nếp rất hợp. Các loại rau ăn kèm như dưa leo, húng lủi, măng luộc… chấm với muối hạt tiêu rừng.
Với món ăn này chưa được phổ biến nhiều ở miền xuôi như mắc khén hạt dổi, nhưng với sự hứng thú của thực khách miền xuôi thì càng ngày sẽ được nhiều người đón nhận và sử dụng các loại gia vị thuần thiên nhiên và tốt cho sức khoẻ như hạt tiêu rừng hạt màng tang nhiều hơn.
Nguồn: https://mamnonvanan.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực