• Giáo Dục
    • Giáo dục mầm non
    • Hóa
  • Mẹ và bé
  • Công Nghệ
  • Ẩm thực
    • Đồ uống
  • Đời sống
    • Sức khỏe
    • Phong thủy

Mầm Non Văn An

728x90-ads

You are here: Home / Ẩm thực / Ủ sữa chua bao lâu? Các phương pháp ủ hiệu quả

Ủ sữa chua bao lâu? Các phương pháp ủ hiệu quả

Tháng Mười 6, 2023 Tháng Mười 6, 2023 Minh An

Ủ chính là một công đoạn vô cùng quan trọng trong cách làm sữa chua. Việc nắm rõ các phương pháp và thời gian ủ sẽ giúp món sữa chua của bạn đạt chuẩn vị, thơm ngon. Vậy ủ sữa chua bao lâu? Ủ như thế nào? Món Ăn Ba Miền sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn với những nội dung chia sẻ sau đây.

Có thể bạn quan tâm
  • Lòng trắng trứng đánh không bông thì làm sao? 
  • Cách làm lòng gà xào giá đỗ ngon thơm, không bị hôi
  • Trứng vịt muối có cần luộc không? Mẹo khử mùi tanh và cách bảo quản
  • Chi phí học nghề làm bánh hết bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng đến học phí
  • 1 muỗng cà phê bao nhiêu gam? Bảng quy đổi các nguyên liệu trong nấu ăn thành gam

Xem thêm:

Bạn đang xem: Ủ sữa chua bao lâu? Các phương pháp ủ hiệu quả

  • Cách làm Yaourt muối
  • Cách làm sữa chua từ bột kem béo
  • Cách làm sữa chua không cần sữa tươi
Ủ yaourt bao nhiêu tiếng?

Ủ sữa chua

Ủ là công đoạn quan trọng để giúp sữa chua hấp thụ được men tiêu hóa và có vị chua đặc trưng. Dưới đây sẽ là một số lưu ý và các phương pháp ủ mà Món ăn 3 miền muốn giới thiệu đến bạn:

Ủ sữa chua bao lâu?

Ủ sữa chua thường dao động trong khoảng 4 – 24 tiếng, tùy vào phương pháp ủ mà bạn lựa chọn. Không những thế, thời gian ủ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ ủ, lượng men và các thành phần trong sữa.

Dù vậy, ủ trong thời gian càng ngắn với nhiệt độ lý tưởng cho men thì sẽ giúp sữa chua có vị ngon hơn và không bị tách nước. Nếu để nhiệt độ ủ quá thấp cùng thời gian ủ lâu thì sẽ khiến sữa chua bị nhớt.

Sữa chua ủ lâu có bị sao không?

Ủ sữa chua lâu có sao không là một câu hỏi được rất nhiều chị em thắc mắc. Trên thực tế, thời gian ủ quá lâu sẽ khiến chất lượng của sữa chua sẽ bị lỏng hơn bình thường và có hương vị gắt. Còn nếu ủ quá nhanh thì sữa chua sẽ không lên men được. Cụ thể như sau:

  • Ủ 5 – 6 tiếng: Thời gian ủ quá nhanh, sữa chua sẽ không đậm đặc, lên men kém và không đủ lượng acid lactic cho hệ tiêu hóa. Nếu uống vào sẽ gây hại cho đường ruột.
  • Ủ 6 – 8 tiếng: Thời gian ủ sữa chua tốt nhất. Bởi khi ủ trong khoảng thời gian này, sẽ giúp sữa chua của bạn đông đặc, lên men tốt và có hương vị thơm ngon.
  • Ủ quá 8 tiếng: Thời gian ủ lâu sẽ làm cho vị sữa chua không được đảm bảo, gây hại đến dạ dày khi ăn lâu dài. Thậm chí, khi bảo quản ngăn mát, sữa chua sẽ ra nhiều nước, gây mất thẩm mỹ và khó ăn hơn.
    Sữa chua ủ lâu quá có sao không? Nên ủ sữa chua trong bao lâu?

Các cách ủ sữa chua và thời gian ủ theo từng phương pháp

Cách 1: Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Phương pháp ủ với nồi cơm điện chính là cách được nhiều chị em ưa chuộng vì sự thuận tiện và đơn giản.

Bạn có thể thực hiện ủ theo các bước hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Đổ hỗn hợp sữa chua vào từng hũ thủy tinh.
  • Bước 2: Cho các hũ vào nồi (xoong), đặt vào trong nồi cơm điện và đóng nắp.
  • Bước 3: Chọn chế độ giữ ấm trong nồi cơm nhà bạn trong khoảng 15 phút rồi ngắt ra.
  • Bước 4: Đậy nắp nồi cơm thật kín và bắt đầu ủ.

Xem thêm: Whipping Cream mua ở đâu?

Thời gian ủ thích hợp nhất cho phương pháp ủ bằng nồi cơm điện là 10 tiếng. Khi thời gian đã hết, bạn mở nắp nồi và kiểm tra. Nếu mẻ sữa chua không bị tách nước và có mùi thơm thì bạn đã thành công rồi đó. Rất đơn giản phải không nào!

Cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Cách 2: Dùng thùng xốp/thùng đá ủ sữa chua

Xem thêm : Cách ướp thịt ngựa nướng – top 9 cách chế biến thịt ngựa mới lạ

Việc ủ sữa chua vô cùng đơn giản, bạn có thể tận dụng những thứ có sẵn tại trong gia đình như thùng xốp, thùng đá.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đổ hỗn hợp sữa chua chuẩn bị ủ vào hũ thủy tinh và bịt kín miệng với màng bọc thực phẩm.
  • Bước 2: Đặt hũ thủy tinh vào thùng xốp/thùng đá.
  • Bước 3: Đổ nước ấm vào. Tỷ lệ nước ủ sữa chua là khoảng ⅔ độ cao của hũ thủy tinh.
  • Bước 4: Đóng nắp thùng xốp/thùng đá và ủ.

Khi đổ nước ấm vào thùng xốp/thùng đá, nhiệt độ sẽ được đảm bảo nên bạn chỉ cần ủ trong vòng 4 – 7 tiếng là được.

Cách 3: Ủ sữa với nồi chiên không dầu

Ngoài chế biến các món ăn chiên, nướng, sấy,..thì nồi chiên không dầu còn có thể giúp chị em có được khay sữa chua nhà làm ngon ngất ngây.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bước ủ với nồi chiên tại đây:

  • Bước 1: Cho hỗn hợp sữa chua vào từng cốc/hũ thủy tinh.
  • Bước 2: Làm nóng nồi chiên không dầu ở 80 độ trong 5 phút trước khi cho các hũ sữa chua vào.
  • Bước 3: Thời gian làm nóng đã hết, xếp các hũ vào nồi và ủ.

Để cho ra mẻ sữa chua thơm, đặc và sánh mịn nhất thì bạn nên ủ trong 2 tiếng. Sau thời gian ủ, bạn tiếp tục làm nóng nồi chiên ở 80 độ trong 1 phút và ủ trong vòng 4 tiếng. Cuối cùng, lặp lại 1 lần nữa là được.

Cách 4: Ủ sữa chua bằng chăn

Thay vì dùng đến các dụng cụ cồng kềnh thì bạn có thể tận dụng một chiếc chăn để ủ sữa chua. Chi tiết các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Sắp xếp các hũ đựng sữa chua vào trong 1 hộp nhựa.
  • Bước 2: Đổ nước ấm vào ngập ½ hũ sữa chua và đậy kín chiếc hộp lại.
  • Bước 3: Dùng chăn phủ kín lên hộp và bắt đầu ủ trong khoảng 7 – 8 tiếng.
Thời gian ủ sữa chua bằng chăn là 7 – 8 tiếng

Lưu ý: Trong quá trình ủ, cứ 2 tiếng một lần, bạn phải thay nước trong hộp nhằm duy trì nhiệt độ phù hợp và không làm ảnh hưởng đến men sữa chua.

Cách 5: Ủ sữa chua không cần nước

Cách ủ sữa chua không cần nước khá đơn giản:

  • Bước 1: Đổ hỗn hợp sữa chua vào trong xoong nồi cơm điện.
  • Bước 2: Dùng thìa vớt hết phần bọt để sữa chua được sánh mịn hơn.
  • Bước 3: Dùng khăn đậy kín miệng xoong, lấy nắp đậy cho vào nồi cơm điện và bắt đầu ủ.

Do không sử dụng nước ấm để giữ nhiệt độ nên thời gian ủ đối với phương pháp này sẽ kéo dài hơn, dao động từ 12 – 14 tiếng.

Xem thêm: Hướng dẫn làm kem tại nhà

Cách 6: Dùng lò vi sóng ủ sữa chua

Xem thêm : Có nên pha sữa công thức với nước cơm cho bé?

Thời gian ủ bằng lò vi sóng ngắn hơn so với các phương pháp khác. Bạn sẽ có được mẻ sữa chua ngon, béo mịn nếu thực hiện theo các bước hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Đổ hỗn hợp vào từng lọ thủy tinh.
  • Bước 2: Đậy kín lọ bằng nắp hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm.
  • Bước 3: Cho từng lọ vào trong lò và làm ấm lò trong thời gian 2 phút.
  • Bước 4: Mang những hũ thủy tinh ra bên ngoài sau khi quay xong và để ở nhiệt độ thường trong 5 – 6 tiếng.
Ủ sữa chua bằng lò vi sóng

Như vậy, khi thời gian ủ kết thúc, bạn đã có được mẻ sữa chua đặc, thơm để thưởng thức với những món ăn ngon rồi!

Cách 7: Sử dụng nồi áp suất điện để ủ sữa chua

Khả năng ủ sữa chua của nồi áp suất điện sẽ khiến bạn phải bất ngờ đó nhé! Đảm bảo bạn sẽ có được những hũ sữa chua có hương vị thơm, ngậy, béo. Còn chần chờ gì mà không cùng Món ăn 3 miền vào bếp?

  • Bước 1: Cho hỗn hợp sữa chua vào từng lọ thủy tinh rồi đóng kín nắp.
  • Bước 2: Đổ 200ml nước nóng vào trong nồi áp suất và sắp xếp các lọ vào nồi.
  • Bước 3: Chọn tính năng ủ Yaourt và bắt đầu ủ.

Thời gian ủ đối với phương pháp dùng nồi áp suất điện là 12 tiếng. Khi ủ xong, bạn lấy các hũ sữa chua ra để cho gia đình, bạn bè mình có thể thưởng thức hương vị thơm, ngon, béo ngậy của chúng nhé.

Cách 8: Ủ Yaourt bằng nồi lẩu điện

Bạn muốn nếm thử những hũ sữa chua ngon, sánh mịn? Vậy thì đừng bỏ qua phương pháp ủ Yaourt bằng nồi lẩu điện sau đây:

  • Bước 1: Lấy hỗn hợp sữa chua, đổ ra từng hũ thủy tinh nhỏ.
  • Bước 2: Sắp xếp các hũ sữa vào trong nồi lẩu điện.
  • Bước 3: Đổ nước đã đun sôi khoảng 45 độ vào nồi sao cho mực nước bằng ½ hũ sữa chua rồi đậy nắp ủ kín trong vòng 4 – 6 tiếng. Để đảm bảo quá trình ủ cho ra thành phẩm ngon nhất, bạn hãy bật nút nồi nấu ở chế độ ủ ấm trong 15 phút.

Lưu ý: Nên đặt thêm nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ của sữa chua. Trong trường hợp nhiệt độ giảm, bạn hãy cắm lại điện để nhiệt độ tăng lên.

Cách 9: Ủ sữa chua với lò nướng

Phương pháp ủ với lò nướng khá mới lạ nhưng lại đem đến hiệu quả bất ngờ. Bạn có thể thử ủ với các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đổ hỗn hợp sữa chua vào các hũ thủy tinh đã chuẩn bị rồi đậy kín nắp.
  • Bước 2: Xếp các hũ thủy tinh vào khay của lò nướng, cho thêm nước ấm (Khoảng 50 độ) vào khay sao cho mực nước cao bằng ⅓ – ½ hũ thủy tinh.
  • Bước 3: Trước khi cho khay đựng hũ sữa chua vào lò, bạn hãy làm ấm lò nướng với nhiệt độ là 70 trong vòng 5 phút.
  • Bước 4: Cho khay vào và đóng kín lại để ủ trong 4 – 5 tiếng.

Cứ mỗi 2 tiếng, bạn hãy bật lại lò nướng để làm ấm với nhiệt độ là 50 trong 2 phút rồi ngắt điện.

Các bước thực hiện này sẽ giúp lò nướng luôn duy trì ở nhiệt độ phù hợp và làm cho quá trình lên men diễn ra thuận lợi hơn.

Những lưu ý khi ủ sữa chua

Cách ủ sữa chua không khó nhưng nếu không cẩn thận, bạn sẽ rất dễ mắc phải những trường hợp sau đây:

  • Sữa chua bị nhớt, không tách rời: Trường hợp này xảy ra do dụng cụ vệ sinh chưa được khử trùng, nhiệt độ ủ không phù hợp, dùng men cái lạnh, chưa trộn đúng cách,…Vì vậy, cần tiệt trùng, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ, chọn men cái mới, tươi và trộn thật đều tay để thành phẩm được đặc, thơm ngon.
  • Sữa chua bị long chân: Trong quá trình ủ, cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp trong khoảng 32 – 48 độ C. Không nên di chuyển quá nhiều khi ủ.
  • Sữa chua không đông, kém đặc: Xử lý bằng cách cho thêm sữa bột hoặc thay bằng sữa tươi. Nếu dùng sữa bột thì bạn hãy khuấy thật đều để sữa không bị vón cục và tan hết nhé.
Lưu ý khi làm sữa chua tại nhà

Vậy chúng tôi đã trả lời cho bạn câu hỏi ủ sữa chua bao lâu thì ngon chi tiết ở trên đây. Mong rằng bạn đã nắm rõ được thời gian ủ cũng như các cách làm sữa chua đơn giản nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: https://mamnonvanan.edu.vn
Danh mục: Ẩm thực

Bài viết liên quan

Ăn bơ buổi tối có tốt không? Nên ăn bơ vào lúc nào trong ngày?
Ăn bơ buổi tối có tốt không? Nên ăn bơ vào lúc nào trong ngày?
Bánh đúc có chứa bao nhiêu calo? Bạn nghĩ ăn bánh đúc giảm hay tăng cân?
Cà rốt – cực tốt và cực độc, biết để tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân'
Lợi ích tuyệt vời của cà chua bi đối với sức khỏe
Lợi ích tuyệt vời của cà chua bi đối với sức khỏe
Tổng hợp các món ăn ngon từ nem chua Bình Định dễ làm tại nhà
Tổng hợp các món ăn ngon từ nem chua Bình Định dễ làm tại nhà
Luộc ốc trong bao lâu, mấy phút thì chín ngon?
Tổng hợp 27+ cách làm bánh tráng chiên giòn ăn nem nướng hay nhất
Thực phẩm mùa dịch: Tham khảo những món ăn ngon có thể bảo quản được lâu
3 bước làm cà phê trứng “không bao giờ bị tanh”
3 bước làm cà phê trứng “không bao giờ bị tanh”
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh Trung Thu tất cả các loại
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh Trung Thu tất cả các loại

Chuyên mục: Ẩm thực

728x90-ads

Previous Post: « Các Loại Khuôn Làm Bánh Và Khay Làm Bánh Căn Bản Nhất
Next Post: Tomato paste là gì? Bí quyết sử dụng Tomato paste đúng cách »

Primary Sidebar

Bài viết nổi bật

Tuổi Nhâm Thân sinh năm 1992 hợp với tuổi nào trong làm ăn, hôn nhân

Tuổi Nhâm Thân sinh năm 1992 hợp với tuổi nào trong làm ăn, hôn nhân

Tháng Mười Một 2, 2023

Ăn bơ buổi tối có tốt không? Nên ăn bơ vào lúc nào trong ngày?

Ăn bơ buổi tối có tốt không? Nên ăn bơ vào lúc nào trong ngày?

Tháng Mười Một 2, 2023

Tuổi Nhâm Thân 1992 Hợp Màu Gì Năm 2023?

Tuổi Nhâm Thân 1992 Hợp Màu Gì Năm 2023?

Tháng Mười Một 2, 2023

Tuổi Đinh Mão 1987 Hợp Màu Gì Năm 2023?

Tuổi Đinh Mão 1987 Hợp Màu Gì Năm 2023?

Tháng Mười Một 2, 2023

Cẩn trọng 3 tác hại của rau càng cua, hãy chú ý ăn khoa học hơn

Tháng Mười Một 2, 2023

Sinh năm 1987 mệnh gì? Tuổi Đinh Mão hợp tuổi nào, màu gì?

Sinh năm 1987 mệnh gì? Tuổi Đinh Mão hợp tuổi nào, màu gì?

Tháng Mười Một 2, 2023

Nam, nữ tuổi Kỷ Tỵ sinh năm 1989 mệnh gì?  Hợp màu nào, công việc gì?

Tháng Mười Một 2, 2023

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Tháng Mười Một 2, 2023

Những người sinh năm Tân Mùi 1991 mệnh gì? Hợp màu gì?

Những người sinh năm Tân Mùi 1991 mệnh gì? Hợp màu gì?

Tháng Mười Một 2, 2023

8 tư thế giúp chị em tăng khả năng thụ thai

8 tư thế giúp chị em tăng khả năng thụ thai

Tháng Mười Một 2, 2023

Tuổi Giáp Tuất 1994 Hợp Màu Gì 2023?

Tuổi Giáp Tuất 1994 Hợp Màu Gì 2023?

Tháng Mười Một 2, 2023

Top 7 loại lan rừng quý hiếm giá trị đắt đỏ nhất nước ta

Tháng Mười Một 2, 2023

Bánh đúc có chứa bao nhiêu calo? Bạn nghĩ ăn bánh đúc giảm hay tăng cân?

Tháng Mười Một 2, 2023

Cà rốt – cực tốt và cực độc, biết để tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân'

Tháng Mười Một 2, 2023

Lợi ích tuyệt vời của cà chua bi đối với sức khỏe

Lợi ích tuyệt vời của cà chua bi đối với sức khỏe

Tháng Mười Một 2, 2023

87 tuổi gì? Thuộc mệnh gì? Hợp hướng nào?

87 tuổi gì? Thuộc mệnh gì? Hợp hướng nào?

Tháng Mười Một 2, 2023

Sinh năm 1987 tuổI gì? Mệnh gì? Hợp màu gì? Hợp vớI ai?

Sinh năm 1987 tuổI gì? Mệnh gì? Hợp màu gì? Hợp vớI ai?

Tháng Mười Một 2, 2023

Gợi ý 13 món quà tặng mẹ ngày 8/3 ý nghĩa nhất

Gợi ý 13 món quà tặng mẹ ngày 8/3 ý nghĩa nhất

Tháng Mười Một 2, 2023

Viêm họng hạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Viêm họng hạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Tháng Mười 11, 2023

Viêm ruột thừa cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Viêm ruột thừa cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tháng Mười 11, 2023

Footer

Về chúng tôi

Văn An là đơn vị đào tạo chuyên cung cấp kiến thức giáo dục, văn hóa, xã hội, công nghệ, sức khỏe. Văn An – một không gian đầy màu sắc và phấn khích nơi chúng tôi chia sẻ những trải nghiệm thú vị và thân thiện của chúng tôi về giáo dục, ẩm thực, công nghệ. Blog của chúng tôi không chỉ là một nguồn cảm hứng dành cho bạn, mà còn là một cuộc phiêu lưu thú vị mà chúng tôi cùng con cái của mình đang hòa mình vào.

  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

Theo dõi chúng tôi tại Google News

https://news.google.com/publications/CAAqBwgKML6ipAww0JqzBA?hl=vi&gl=VN&ceid=VN:vi

Địa Chỉ

Trụ sở chính tại Hà Nội: 11, Ng. 120, P. Yên Lãng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024. 3562 6898 |

Hotline: 1900 6218

Email:vanan.hotro@gmail.com

Map

Bản quyền © 2023