1. Huyết áp thấp là tình trạng như thế nào?
Huyết áp chính là áp lực được sinh ra trong quá trình đẩy máu khi tim bơm máu vào thành động mạch.
Khi tiến hành đo huyết áp, bệnh nhân sẽ thu được hai thông số, bao gồm:
– Huyết áp tâm trương (số dưới) khi tim nghỉ ngơi.
– Huyết áp tâm thu (số trên) khi tim co bóp.
Huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó, huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Huyết áp thấp có thể là sinh lý (cơ địa bẩm sinh) hoặc bệnh lý.
2. Huyết áp thấp thế nào là bệnh lý, thế nào là bẩm sinh?
Huyết áp thấp chia làm 2 loại là huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý.
a. Huyết áp thấp sinh lý
Huyết áp thấp sinh lý không gọi là bệnh. Huyết áp thấp sinh lý gặp ở những người khỏe mạnh với đặc điểm giá trị huyết áp thấp duy trì từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng.
Huyết áp thấp sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng – di truyền, huyết áp thấp do rèn sức bền thường xuyên (ví dụ ở vận động viên chạy, bơi, đạp xe cự ly dài) và huyết áp thấp ở cư dân sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện oxy loãng (thiếu oxy).
>>> Xem thêm: Người bị huyết áp thấp sinh lý có nguy cơ đột quỵ hay không?
b. Huyết áp thấp bệnh lý
Lại được chia thành 2 loại:
– Huyết áp thấp bệnh lý, mạn tính: Huyết áp lúc nghỉ thường xuyên dưới 90 mmHg (đối với huyết áp tâm thu) hoặc dưới 60 mmHg (đối với huyết áp tâm trương).
– Hạ huyết áp đột ngột, bao gồm:
+ Hạ huyết áp tư thế: Huyết áp giảm từ 20 mmHg trở lên (huyết áp tâm thu) và 10 mmHg trở lên (huyết áp tâm trương) trong vòng 3 phút sau khi bạn đột ngột chuyển đổi tư thế từ nằm sang ngồi, hoặc từ ngồi sang đứng.
+ Hạ huyết áp sau ăn: Tình trạng này xảy ra sau khi ăn từ 1-2 giờ. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người bị huyết áp cao hoặc các bệnh về hệ thần kinh tự chủ
+ Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh: Đây là hiện tượng tụt huyết áp sau khi đứng trong thời gian dài, chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn và trẻ em.
+ Hạ huyết áp do sốc.
3. Người bị huyết áp thấp có nên tập thể dục hay không, môn nào phù hợp?
Người có huyết áp thấp sinh lý nên tập thể dục thể thao đều đặn. Tập thể dục đã được chứng minh giúp cho cơ tim khỏe hơn, hỗ trợ quá trình bơm máu hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quá trình tập, tim và phổi phải hoạt động mạnh hơn để cung cấp đủ máu và oxy cho cơ thể. Nhờ vậy, hầu hết các triệu chứng khó chịu do huyết áp thấp gây ra đều được khắc phục.
Mỗi ngày nên tập thể dục ít nhất 15-30 phút.
Nên tập những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe chậm, bóng bàn, cầu lông… Các bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp và dây thần kinh, phòng ngừa huyết áp thay đổi đột ngột. Không chỉ vậy, chúng còn mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch và hô hấp.
Những bộ môn phải vận động mạnh như tập tạ, leo núi, đá bóng, chạy với tốc độ nhanh, chạy đường dài, bóng rổ, bóng chuyền, nhào lộn, nhảy đu, yoga…, người bệnh huyết áp thấp cần cẩn trọng. Đây đều là các môn thể thao đòi hỏi thể lực cao, dễ làm tụt huyết áp. Họ chỉ có thể chơi khi có thời gian dài tập luyện trước đó và tăng dần mức độ, cường độ có lộ trình.
Xem thêm : 3 Cách hạ sốt cho trẻ bằng cây, lá NHỌ NỒI (cỏ mực) hiệu quả, an toàn
Hiệu quả của việc tập luyện kiên trì trong thời gian dài ở người có huyết áp thấp sinh lý đó là huyết áp có thể dần điều chỉnh về mức bình thường và các triệu chứng do huyết áp thấp gây ra dần biến mất.
BS.CK1 Cao Thị Lan Hương đưa ra hướng dẫn giúp người bị huyết áp thấp tập thể dục an toàn
4. Những môn thể dục/thể thao nào người huyết áp thấp không nên tham gia?
Người có huyết áp thấp có thể tham gia mọi loại thể dục/thể thao, tuy nhiên tùy tính chất của bộ môn thể dục/thể thao mà đòi hỏi người tập với huyết áp thấp phải có 1 lộ trình chuẩn bị rõ ràng.
Với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe chậm, bóng bàn, cầu lông…thì người có dự định tập với huyết áp thấp có thể tham gia an toàn mà không bắt buộc phải có huấn luyện viên và kiểm tra sức khỏe tim mạch – hô hấp trước, tất nhiên là nếu có thì càng tốt.
Với những bộ môn phải vận động mạnh như tập tạ, leo núi, đá bóng, chạy với tốc độ nhanh, chạy đường dài, bóng rổ, bóng chuyền, nhào lộn, nhảy đu, yoga…, người bệnh huyết áp thấp cần tập có lộ trình, trước hết là phải khám chuyên khoa (y học thể thao, tim mạch hay hô hấp) để làm trắc nghiệm gắng sức tim mạch – hô hấp trước, sau đó cần có huấn luyện viên chuyên nghiệp hướng dẫn, xây dựng chế độ tập luyện phù hợp, tăng dần mức độ và cường độ thích hợp.
Trong mội số trường hợp, người tập còn cần một bác sĩ dinh dưỡng tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý.
5. Người bị huyết áp thấp sinh lý nếu tập thể dục đều đặn thì mang lại lợi ích gì, ngưng tập có sao không?
Người có huyết áp thấp sinh lý nếu tập thể dục thể thao đều đặn sẽ mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe. Tập thể dục đã được chứng minh giúp cho cơ tim khỏe hơn, hỗ trợ quá trình bơm máu hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong quá trình tập, tim, phổi, mạch máu phải hoạt động mạnh hơn để cung cấp đủ máu và oxy cho cơ thể. Nhờ vậy, hiệu quả của việc tập luyện kiên trì trong thời gian dài ở người có huyết áp thấp sinh lý đó là huyết áp có thể dần điều chỉnh về mức bình thường và các triệu chứng do huyết áp thấp gây ra dần biến mất.
Bất kỳ ai, chứ không chỉ riêng người có huyết áp thấp sinh lý, đang có chế độ tập luyện thể lực đều đặn mà ngưng tập thì đa phần sức khỏe sẽ đi xuống, các triệu chứng cũ có thể xuất hiện trở lại và có khi nặng nề hơn trước, do các vấn đề mới phát sinh thêm khi ngưng tập như tăng cân, rối loạn mỡ máu, stress.
Với người có huyết áp thấp, khi ngưng tập thì huyết áp có thể trở lại thấp như cũ, cũng có thể không như vậy, nhưng sức khỏe sẽ có chiều hướng đi xuống.
6. Đối với người huyết áp thấp, những dấu hiệu nào báo động nên giảm tốc độ hay ngừng tập?
Những dấu hiệu cho thấy người có huyết áp thấp đang vận động quá sức đó là việc xuất hiện các triệu chứng bao gồm đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói, tim đập không đều, vã mồ hôi lạnh.
Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh cần giảm nhanh cường độ tập trong vòng 2-3 phút rồi ngưng lại hoàn toàn, ngồi nghỉ ngơi, bổ sung nước có bù khoáng và thêm bổ sung thêm đường nếu nghi ngờ khả năng hạ đường huyết.
Nếu triệu chứng không giảm sau 30 phút thì cần đến bác sĩ kiểm tra.
>> Xem thêm: Cách xử trí khi bạn gặp một cơn hạ đường huyết
7. Có thể theo dõi huyết áp khi đang tập thể dục dựa vào nhịp tim đo được trên đồng hồ thông minh không?
Một số dòng đồng hồ thông minh thế hệ mới có tích hợp khả năng theo dõi huyết áp của người đeo. Các dòng đồng hồ này có khả năng đo huyết áp, đo nhịp tim, đánh giá chất lượng giấc ngủ và có thể là cả nồng độ oxy trong cơ thể người.
Tuy nhiên, cơ chế đo huyết áp của đồng hồ thông minh chủ yếu dựa trên vận tốc sóng mạch tích hợp các thuật toán tính toán dựa trên các thông số dữ liệu đo lường khác, cho nên nó vẫn không thể đo huyết áp chính xác bằng máy đo huyết áp chuyên dụng được.
8. Vì sao có trường hợp bị tụt huyết áp khi đang tập thể dục, chơi thể thao?
Thông thường, khi tập thể dục thì huyết áp và nhịp tim sẽ tăng lên đáp ứng với nhu cầu bơm máu đến các cơ.
Các trường hợp tụt huyết áp trong khi tập đa số là dấu hiệu bệnh lý bất thường, có thể gặp trong nhiều nguyên nhân như: mất nước đáng kể, tụt đường huyết nghiêm trọng, thiếu oxy, nhiễm toan lactic máu do tập luyện quá sức, rối loạn điện giải máu, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim..
>>> Xem thêm: Báo động người trẻ bị nhồi máu cơ tim ngày càng tăng
9. Triệu chứng tụt huyết áp khi tập thể dục dễ nhầm với những bệnh lý nào?
Triệu chứng của tụt huyết áp khi tập thể dục bao gồm hoa mắt, chóng mặt, nặng ngực, khó thở, buồn nôn, đánh trống ngực hay tim đập không đều, vã mồ hôi lạnh… có thể trùng lắp với rất nhiều bệnh lý khác, như cơn tăng huyết áp, cơn thoáng thiếu máu não… do đó, cần phải đo huyết áp thì mới biết là có phải tụt huyết áp hay không.
Xem thêm : Bị thủy đậu có được ăn sữa chua không? – Câu trả lời Ở ĐÂY!
Đặc biệt cần chú ý là những ai có huyết áp cao, thì khi huyết áp tâm thu giảm trên 40 mmHg so với huyết áp tâm thu nền bình thường trước đó thì đã gọi là tụt huyết áp, chứ không chờ huyết áp tâm thu < 90mmHg mới là tụt huyết áp.
Ví dụ, người có huyết áp tâm thu ổn định là 150mmHg thì khi huyết áp đột ngột giảm nhanh còn 110 mmHg đã được xem là tụt huyết áp.
10. Những lưu ý giúp người bị huyết áp thấp (bệnh lý và sinh lý) tập thể dục an toàn?
Người có bệnh huyết áp thấp do bệnh lý thì cần chờ bệnh tình ổn định mới tham gia tập thể dục thể thao, người bệnh thậm chí còn cần phải nghi ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng, các hoạt động sinh hoạt bình thường khác thì vẫn có thể duy trì.
Người có huyết áp thấp sinh lý để tham gia tập thể dục an toàn thì chú ý:
– Có kế hoạch tập luyện phù hợp:
Với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe chậm, bóng bàn, cầu lông…thì người có dự định tập với huyết áp thấp có thể tham gia an toàn mà không bắt buộc phải có huấn luyện viên và kiểm tra sức khỏe tim mạch – hô hấp trước, tất nhiên là nếu có thì càng tốt.
Với những bộ môn phải vận động mạnh như tập tạ, leo núi, đá bóng, chạy với tốc độ nhanh, chạy đường dài, bóng rổ, bóng chuyền, nhào lộn, nhảy đu, yoga…, người bệnh huyết áp thấp cần tập có lộ trình, trước hết là phải khám chuyên khoa (y học thể thao, tim mạch hay hô hấp) để làm trắc nghiệm gắng sức tim mạch – hô hấp trước, sau đó cần có huấn luyện viên chuyên nghiệp hướng dẫn, xây dựng chế độ tập luyện phù hợp, tăng dần mức độ và cường độ thích hợp. Trong mội số trường hợp, người tập còn cần một bác sĩ dinh dưỡng tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Kế hoạch tập luyện tốt nhất không phải là tập nhiều, hết sức mà là duy trì đều đặn, thường xuyên một cách có hệ thống và phù hợp với thể lực của mình.
Không tập quá sức. Để không sợ tập quá sức, người tập có thể đo nhịp tim theo công thức: (220 – số tuổi) x (60% hoặc 70%). Ví dụ người 50 tuổi thì phải có nhịp tim tối đa trong lúc vận động là: (220 – 50) x 70% = 119 lần/phút. Nếu không có hoặc không thích đeo đồng hồ đo nhịp tim, người bệnh có thể canh chỉnh mức độ tập của mình, cường độ vừa đủ là khi nó đủ để làm nóng cơ thể, ra mồ hôi nhẹ. Đừng tập đến mức gây khó thở, nặng ngực, hoa mắt, vã mồ hôi lạnh.
Nếu mới bắt đầu tập luyện sau thời gian bị bệnh, hãy khởi đầu với cường độ thấp trong thời gian ngắn, sau đó tăng dần mức tập và thời gian tập.
Ngừng ngay mọi hoạt động thể lực và đến khám bác sỹ nếu có các biểu hiện tức ngực, khó thở, chóng mặt… khi tập thể thao
Nếu cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập luyện, thì cần giảm bớt cường độ vào ngày hôm sau.
Chú ý đảm bảo thực hiện tốt khâu khởi động và hồi tĩnh. Nếu chưa khởi động tốt đã tiến hành luyện tập với cường độ lớn sẽ dễ bị thiếu máu cơ tim dẫn đến đau tim. Khởi động kỹ tối thiểu 15 phút để các hệ cơ-xương-khớp, hệ tuần hoàn và hô hấp có thể thích nghi với nhịp độ vận động. Cũng tương tự như vậy, nếu chưa hồi tĩnh đã dừng hoạt động đột ngột cũng làm tim khó thích nghi ngay, thậm chí gây ra những phản ứng xấu.
Cần chú ý phản ứng của cơ thể (như nhịp tim và huyết áp), trước mỗi lần vận động, trong khi tập luyện với lượng vận động cao nhất và 2 phút sau khi dừng tập (đếm mạch đập trong 15 giây rồi nhân với 4), lấy đó làm các chỉ tiêu để đánh giá lượng vận động với phản ứng của cơ thể.
Mỗi buổi tập kéo dài ít nhất khoảng 30 phút. Cần phải cố gắng luyện tập thể thao đạt được ít nhất 150 phút/tuần, nếu không nhiều hơn được.
Đối với những người thể trạng yếu có thể bắt đầu phương thức luyện tập vài phút thì tạm nghỉ bằng thời gian tập hoặc nghỉ gấp đôi thời gian tập, tiếp tục lặp đi lặp lại như thế trong tổng thời gian khoảng 30-40 phút cho một lần tập luyện. Tiến hành tập luyện như thế đến khi thể lực được tăng cường mới lại kéo dài thời gian tập.
Tránh tập luyện ngoài trời khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt, không khí ô nhiễm vì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực.
Không tập khi quá đói hoặc mới ăn xong.
Đảm bảo đủ nước và khoáng trong lúc tập bằng cách uống bổ sung nước khoáng lượng vừa phải, liên tục suốt trong quá trình tập.
BS.CK1 Cao Thị Lan Hương – Benhdotquy.net
Nguồn: https://mamnonvanan.edu.vn
Danh mục: Sức khỏe